Monday, November 4, 2013

xem phim hay nhat Trong một bài viết khác

xem phim hay nhat Trong một bài viết khác, khi bàn về tiểu thuyết, Thạch Lam có nhận xét thẳng thắn về sự nghèo nàn, hời hợt, nông nổi bề ngoài, thiếu sâu sắc, dồi dào của tiểu thuyết Việt Nam hồi bấy giờ, bởi trong những tác phẩm tự sự đó, nhà văn đã như người đi nhầm đường, không biết nhận ra, đi sâu khai thác cái của quý vô hạn là tâm hồn con người (tâm hồn tác giả, tâm hồn nhân vật), diễn tả nó ra, phân tích kỹ lưỡng và nghệ thuật những biểu hiện, thay đổi của tâm hồn trong đời sống phồn tạp của con người ta. Ông nhấn mạnh, cái mà văn học ta thiếu lúc này là nhận ra địa vị quan trọng của việc khám phá những bí mật của thế giới bên trong con người, bởi chỉ ở đây mới cho thấy nhà văn - qua công cụ ngôn ngữ đặc thù - đã nhìn sâu sắc vào cái phần không dễ thấy của con người, đồng thời cũng cho thấy bản lĩnh độc lập và tâm hồn thanh cao của người viết. Thạch Lam khẳng định: “Tài năng không phải ở cách xếp đặt các câu văn, xếp đặt cốt truyện cho có mạch lạc; cái thực tài của nhà văn nguồn gốc ở chính tâm hồn nhà văn; một nghệ sĩ phải có một tâm hồn phong phú, những tình cảm dồi dào. Nếu không, nghệ sĩ đó chỉ là thợ văn khéo mà thôi”. (Theo dòng, Nxb. Đời nay, 1941) Trở lại ý kiến của Thạch Lam về Những ngày thơ ấu. Ở đây, không phải ngẫu nhiên mà Thạch Lam nhận ra cái mới của cây bút trẻ Nguyên Hồng đem lại cho văn học ta hồi ấy, ở chỗ qua tác phẩm của thể tài người thật việc thật này, nhà văn đã khắc họa thành thực, truyền cảm, sâu sắc và thấm thía đến tột cùng cái thế giới tâm linh tiềm ẩn, tế vi, cô đơn mà hướng thiện trong một cá thể con người trẻ tuổi, sớm phải dấn thân vào đời trong sự bủa vây khắc nghiệt của bao lề thói cũ, cùng hoàn cảnh bế tắc, bi đát, bị dồn đến chân tường của mình và các thành viên chủ chốt của gia đình.

No comments:

Post a Comment