Wednesday, January 15, 2014
Đau đứt ruột nhưng không còn cách nào khác
Đau đứt ruột nhưng không còn cách nào khác, má chồng chị đành kêu bán căn nhà, luôn đất. Nhà từ đường, mỗi thớ gỗ gõ, cẩm, mật, mỗi nét chạm rồng phụng, mai lan cúc trúc, mỗi bức liễn vinh hoa phú quý lễ nghĩa, phước lộc thọ, mỗi đầu cột, mộng ghép, rui mè, bức vách cho tới viên ngói lợp, thẻ gạch lát, từng gốc kiểng già nua ngoài sân, từng bờ mô thập thõm giáp mí sông đều ghi đậm kỷ niệm và dấu ấn lịch sử cả một dòng tộc. - Xin tổ tiên dòng họ ông bà khuất mày khuất mặt xá tội cho con, phận dâu con không kham đặng bổn phận gìn giữ nơi thờ phụng. Xin ông tha lỗi cho tôi, cho con mình. Còn người còn của... Má chồng chị sụt sùi van vái, khói nhang nghi ngút trước bàn thờ trong căn chòi nhỏ xíu mới lợp góc thẻo đất cũ chừa lại, để ở tạm mấy bà cháu, cũng là nơi có mồ mả bà con dòng họ. Ba chồng chị trong hình thờ ngó ra, cái nhìn vĩnh viễn trẻ trai đượm buồn khảm khắc với nhập nhòa phiêu linh nhang khói. Thằng Út Lớn hớt hơ hớt hải chạy bổ về: - Bà nội ơi, má ơi, chị hai ơi... ơi… Người ta dỡ hết hồ như kha nhà mình ra để cất nhà lầu kìa... Kỷ niệm và lịch sử dòng tộc nhà chồng chị nằm ngổn ngang đắp đống nơi xó vườn. Chạm khắc công phu gỗ dài gỗ ngắn tròn vuông bát giác vô dụng thành củi nấu. Chị đứng bên bờ mương cùng con Thụy, thằng Út Lớn lõ mắt dòm theo những chủ nhân mới đang hô hào chỉ dẫn việc phá dỡ. Chân người giày đạp xéo nát những luống kiểng hoa tàn tạ cuối mùa, mới ngày nào chị còn bỏ công chăm sóc. Mai kia mốt nọ, tường rào bao quanh cát đá đổ xuống biệt thự mới mọc lên tàn tích lưu niên trở về cát bụi. Ước nguyện của mấy má con bà cháu là khi chồng chị trở về, biết đâu gầy dựng lại cơ đồ – biết đâu đủ vàng tiền chuộc lại nơi thờ tự nhang khói – coi như tan vỡ. Họ mạc bên chồng chị chẳng còn ai, đặng trông mong bám víu cậy nhờ. Mà nghĩ cho cùng nếu còn ai, chuyện bán nhà bán đất chắc đã gặp vô vàn trắc trở, vướng víu. Tiền vàng người ta đưa tay má chồng chị cầm chưa nóng, đám chủ nợ ngày đêm quẩn quanh thúc bách rứt rỉa hết nhanh như heo con đang tầm lớn bu rúc cạn sữa vú mẹ. Cầm xấp đơn thưa kiện giờ đây người ta đã đồng ý bãi nại cho thằng con trai duy nhất thừa tự thoát được khỏi vòng lao lý, má ngó xa xôi tư lự thở dài không nói năng gì. Nắng tà đổ xiên hắt trên tóc bà ngậm ngùi từng dề sợi bạc, úa quá nhanh thời gian mấy năm sau này. Chị dặn dò Thụy, Út Lớn cả tháng trời đủ mọi chuyện nhỏ lớn trong nhà ngoài ngõ, vẫn cảm thấy chưa yên lòng. Đêm trước hôm lên đường, mấy má con bà cháu gần như thức trắng, má tỉ tê ôn hồi ức những chặng đời dài đã trải, còn chị vừa lắng nghe vừa vỗ về Út Nhỏ. Người con gái nhan sắc về làm dâu một gia đình nề nếp nghiêm khuôn có tiếng, tới khi ba má chồng rồi chồng vì bệnh lần lượt qua đời, với bản lĩnh cương cường, bà chèo chống một mình nuôi dạy đứa con trai ăn học nên người, rồi lo dựng vợ gả chồng cho con, sau tiếp lại dang tay bảo bọc dâu, cháu... Má trở mình, vạt giường gỗ lung lơ kêu cót két, bà ho khúc khắc một chặp rồi nghiêm giọng rầy Út Nhỏ: - Má bây đi kiếm thằng cha bây về đặng đoàn tụ sum vầy, bộ đi luôn sao mà khóc như ai chết. Út Nhỏ sợ bà nội ráng kềm cơn thổn thức, nhưng vẫn còn nghe hức hức. Chị ôm con vô lòng, hít mùi chua khét thân thuộc trên mái tóc hoe hoe nắng, lòng ngổn ngang trăm mối. Tìm chồng, ở một nơi mà chị quá mơ hồ – theo một địa chỉ hết sức mơ hồ – từ một người có mối quen biết cũng khá mơ hồ, không khác chi mò trăng đáy nước. Nhưng không thể khác, chị phải đi. Má tuổi ngày càng cao, chân chùng gối mỏi như ngọn đèn treo trước gió, chưa biết tắt lúc nào, Thụy con gái lớn của chị đang kỳ trổ mã dậy thì, tâm tánh biến đổi khó dò, Út Lớn là thằng nhỏ rắn mắt, cứng đầu lì câng khó biểu, Út Nhỏ yếu ớt quanh năm suốt tháng quặt quẹo với đủ thứ chứng bệnh. Chồng chị, anh ấy không chỉ cần cho chị mà còn rất cần cho má chị, cho các con chị nữa. http://xemphimhaynhattruyenhinh.blogspot.com/
Từ xa, Honore nhìn thấy họ. Gã hỏi: - Cha xứ đi đâu ấy nhỉ
Từ xa, Honore nhìn thấy họ. Gã hỏi: - Cha xứ đi đâu ấy nhỉ? Người làm của gã tinh tế hơn, trả lời: - Cha mang mình Chúa đến cho bà cụ nhà bác chứ còn gì nữa! Gã nông dân không ngạc nhiên: - Ừ, cũng có khi như vậy? Và gã lại tiếp tục làm. Mụ Bontemps xưng tội, được rửa tội, chịu lễ; và linh mục ra về, để lại hai người đàn bà với nhau trong túp nhà tranh ngột ngạt. Thế là mụ Rapet ngắm nhìn người hấp hối, và tự hỏi xem liệu có lâu không. Trời ngả về chiều. Gió đã mát lùa vào mạnh hơn, làm một bức tranh Epinal cài bằng hai chiếc đinh ghim phất phới đập vào tường. Những tấm rèm che cửa sổ, xưa kia trắng, nay vàng và đầy vết ruồi bậu, có vẻ như bay lên, như giãy giụa, như muốn ra đi, cũng như linh hồn bà lão. Bà lão, yên lặng, hai mắt mở, dường như thản nhiên chờ đợi cái chết cực gần mà chậm đến. Hơi thở ngắn của bà hơi rít trong cổ họng bị se lại. Lát nữa đây, hơi thở ấy sẽ ngưng, và trên đời sẽ bớt đi một người đàn bà chẳng ai thương tiếc. Sẩm tối, Honore về. Gã lại gần giường, thấy mẹ còn sống, và gã hỏi: - Thế nào mẹ? Giống như trước kia vẫn hỏi khi bà lão khó ở. Rồi gã cho mụ Rapet về, và dặn: - Sáng mai, năm giờ, không sai nhé. Mụ trả lời: - Sáng mai, năm giờ. Quả thật, trời vừa sáng là mụ đến. Honore, trước khi ra đồng, ăn món xúp gã tự nấu lấy Mụ Rapet hỏi: - Thế nào, bà cụ nhà bác đi chưa? Gã trả lời, đuôi mắt nheo lại láu lỉnh: - Bà lão lại khá hơn thì phải. Và gã ra đi. Mụ Rapet, lo lắng, lại gần người hấp hối. Bà lão vẫn ở trong tình trạng cũ, khò khè tức thở và thờ ơ bình thản mắt mở, tay co quắp trên chăn. Và mụ gác hiểu rằng có thể kéo dài hai ngày, bốn ngày, tám ngày như thế này; và một nỗi kinh hoàng co thắt trái tim keo kiệt của mụ, trong khi một cơn tức tối giận dữ bừng bừng nổi lên với cái tay láu cá đã bịp mụ và với cái mụ đàn bà không chết đi này. Tuy vậy mụ vẫn làm việc, mắt đăm đăm nhìn vào bộ mặt răn reo của mụ Bontemps. Honore trở về ăn bữa trưa. Gã có vẻ hài long, hầu như giễu cợt rồi gã lại đi. Chắc hẳn gã gặt lúa trong những điều kiện thật mỹ mãn. Mụ Rapet nổi xung; mỗi phút trôi qua giờ đây mụ tưởng như thời gian bị ăn cắp, như tiền bạc bị ăn cắp. Mụ muốn, muốn một cách điên cuồng muốn tóm cổ cái con lừa cái già kia, cái mụ già ương ngạnh kia. Cái mụ già ngoan cố kia, và bóp lại một tị, làm ngưng cái hơi thở gấp gáp nho nhỏ kia, nó ăn cắp thời gian và tiền bạc của mụ. Rồi mụ nghĩ tới sự nguy hiểm, và trong đầu nảy ra những ý khác, mụ lại gần giường. Mụ hỏi: - Mụ đã trông thấy quỷ bao giờ chưa? Mụ Bontemps thì thào: - Không. Thế là mụ gác bèn nói chuyện, bèn kể cho bà lão nghe các câu chuyện để khủng bố cái linh hồn suy nhược của kẻ sắp chết. Mụ bảo là vài phút trước khi tắt thở, quỷ thường hiện ra với tất cả những người hấp hối. Tay nó cầm cái chổi, đầu nó đội cái nồi, và nó hét rất to. Khi đã nhìn thấy nó, là xong đời đấy, chỉ còn chốc lát nữa thôi. Và mụ liệt kê tất cả những ai đã thấy quỷ hiện hình: trước mặt mụ, trong năm nay: Josephine Loisel này, Eulalie Ratier này, Sophie Padaknau này, Seraphine Grospied này. Mụ Bontemps rốt cuộc bị xúc động, bồn chồn cựa quậy, động đậy tay, thử ngoái đầu để nhìn vào góc buồng trong cùng. Đột nhiên mụ Rapet biến mất ở chân giường. Mụ lấy trong tủ một tấm vải trải giường, quấn vào người; mụ đội cái nồi, ba chân nồi ngắn và cong dựng lên như ba cái sừng, tay phải mụ với cái chổi, tay trái với cái xô sắt tay mà mụ bỗng tung mạnh lên để nó rơi xuống loảng xoảng. Đụng phải mặt đất, nó khua ầm ầm dữ dội, thế là mụ trèo lên ghế vén tấm màn treo ở đầu giường và xuất hiện, tay chân vung vẩy, hét lên những tiếng the thé từ đấy chậu sắt che kín mặt và giơ chổi ra dọa dẫm bà già nông dân sắp tắt thở. ho nhu kha Hốt hoảng, mắt nhìn đờ dại, bà lão hấp hối gắng gỏi một cách phi thường để nhỏm dậy chạy trốn, bà đưa được cả vai và ngực ra khỏi chăn; rồi ngã xuống, thở hắt rất dài. Thế là xong. Và mụ Rapet bình thản, xếp tất cả đồ đạc vào chỗ cũ, cái chổi vào góc tủ, vài trải giường vào trong tủ nồi đặt lên bếp lò, xô để trên tấm ván, ghế dựa vào tường. Rồi với những cử chỉ chuyên nghiệp, mụ vuốt đôi mắt to trừng trừng của người chết, đặt lên giường một cái đĩa rót nước thánh, lấy nhành dương treo trên tủ nhúng vào và quỳ xuống, nhiệt thành đọc những bài nguyện cho người qua đời mà mụ thuộc lòng, do nghề nghiệp. Và đến tối khi Honore trở về gã thấy mụ đang cầu kinh, và gã tính ngay ra rằng mụ còn được lợi của gã ba mươi xu, vì mụ chỉ mất có ba ngày một đêm, tất cả là đi năm quan, chứ không phải sáu quan như gã đã phải trả mụ. http://phim03hayhay.blogspot.com/
tôi muốn mụ định cho tôi một giá, thế
tôi muốn mụ định cho tôi một giá, thế, một giá để trông cho đến xong. Tôi cũng liều may rủi xem sao. Thầy thuốc bảo là bà sắp đi ngay. Nếu thế thì hay cho mụ, thiệt cho tôi. Nhưng nếu bà lão còn đến mai hay lâu nữa thì hay cho tôi, thiệt cho mụ! Mụ coi người ốm ngạc nhiên, nhìn gã đàn ông. Mụ chưa từng nhận khoán một cái chết nào. Mụ ngần ngừ, cũng muốn thử cầu may xem sao. Rồi mụ nghi người định bịp mình. - Chưa nhìn thấy bà lão nhà bác thì tôi chưa nói năng gì được. – Mụ trả lời. - Thế thì đi, đi xem. Mụ chùi tay rồi theo gã đi luôn. Dọc đường họ chẳng nói năng gì. Mụ đi tất tưởi, trong khi gã sải đôi cẳng chân dài như thể mỗi bước đều phải bước qua một con suối. Những con bò nằm trong đồng, mệt mỏi vì nóng bức, nặng nề ngửng đầu lên và rống khe khẽ, hướng về phía hai người đi qua, để xin họ ít cỏ tươi. Gần về đến nhà, Honore Bontemps lẩm bẩm: - Ngộ xong rồi thì sao? Và niềm ao ước bất tự giác của gã bộc lộ ra trong giọng nói. Nhưng bà lão không hề chết. Bà nằm ngửa, trên chiếc giường nát, hai bàn tay đặt lên cái chăn vải tím, những bàn tay gầy một cách kinh khủng: gân guốc xù xì, giống như những con vật lạ lung, như những con cua, và quắp lại vì bệnh tê thấp, vì những nỗi nhọc nhằn, vì những công việc chúng đã làm gần suốt một thế kỷ. Mụ Rapet lại bên giường, ngắm người hấp hối. Mụ xem mạch sờ ngực, nghe bà lão thở, hỏi han để nghe bà nói, rồi sau khi đã ngắm nghía bà lão thêm một hồi lâu, mụ đi ra. Honore theo đằng sau. Ý mụ đã định. Bà lão không còn được đến tối. Honore hỏi: - Thế nào? Mụ trả lời: - Thế này, phải kéo đến hai ngày, có khi ba. Bác cho tôi sáu quan tất cả. Gã kêu lên: - Sáu quan! Sáu quan! Mụ lẫn rồi à? Tôi bảo cho mụ biết là bà lão còn năm, sáu giờ đồng hồ nữa thôi, không hơn đâu! Và họ mặc cả rất lâu, cả hai đều ráo riết hăm hở. Thấy mụ gác định ra về, thấy thời gian trôi qua, thấy lúa mì của mình không tự gặt về được, cuối cùng gã đồng ý: - Thôi được, thế là ngã ngũ, sáu quan, tất cả, đến lúc đem đi chôn. - Thế là ngã ngũ, sáu quan. Và gã ra đi, bước ngắn bước dài, đến với lúa mì của gã đang rạp xuống đất, dưới mặt trời nặng nề hun chín mùa màng. Mụ Rapet quay vào trong nhà. Mụ đã đem đồ khâu vá đến, vì bên người hấp hối và người chết, mụ vẫn làm việc không ngừng, khi thì làm cho mụ, khi thì cho gia đình thuê mụ làm cả hai việc một lúc, trả thêm tiền công. Thốt nhiên, mụ hỏi: - Mụ Bontemps này thế đã làm lễ xức dầu cho mụ chưa? Bà lão nông dân lắc đầu ra ý “không”, và mụ Rapet vốn người sùng đạo, hấp tấp đứng dậy: - Lạy Chúa, ai lại thế bao giờ? Để tôi đi tìm cha xứ. Và mụ tất tả đến nhà xứ, vội vã đến mức bọn trẻ con trông thấy mụ chạy long tong như thế, cứ tưởng có chuyện rủi ro gì xảy ra. Linh mục đến ngay, mặc áo lễ trắng, đứa bé hầu lễ đi trước lúc lắc cái chuông con để báo hiệu có Chúa Trời đi qua đồng quê oi bức và yên tĩnh. Những người đàn ông làm lụng ở đằng xa, ngả mũ và đứng đợi cho tà áo trắng khuất sau một trang trại; những người đàn bà đang lượm lúa đứng thẳng lên để làm dấu thánh giá; những con gà mái đen, hoảng sợ, chạy trốn dọc theo đường hào, đung đưa hai chân, cho đến tận cái hố rất quen thuộc với chúng, và lỏn ngay vào đó; một con ngựa non buộc ở cánh đồng cỏ, nhìn thấy tà áo lễ đâm hoảng chạy vòng quanh đầu sợi dây, vừa chạy vừa lồng lên. Chú bé hầu lễ mặc áo đỏ, rảo bước; và linh mục, đầu ngả về một bên vai, đội mũ vuông. Vừa theo sau vừa cầu kinh còn mụ Rapet đi sau cùng cúi rạp người xuống, gập mình làm đôi như thể vừa đi vừa lạy, hai tay chắp lại như ở nhà thờ. http://xemphimhay24phimbo.blogspot.com/
Gã nông dân đứng đối diện viên thầy thuốc
Gã nông dân đứng đối diện viên thầy thuốc, trước giường người hấp hối. Bà lão, lặng lẽ, nhẫn nhục, minh mẫn, nhìn hai người đàn ông và nghe họ trò chuyện. Bà sắp chết; bà không cưỡng lại, đời bà hết rồi, bà đã chín mươi hai tuổi. Qua cửa sổ và cửa ra vào để ngỏ, mặt trời tháng bảy tràn vào, rọi ánh nắng nóng nực lên nền đất nâu, mấp mô, đã nện lèn dưới gót guộc của bốn thế hệ dân quê. Cả mùi vị đồng ruộng cũng thoảng vào, do cơn gió oi bức thổi tới, mùi cỏ, mùi lúa mì, mùi lá khô nỏ dưới sức nóng ban trưa. Châu chấu kêu ran ran, khiến đồng quê vang lên tiếng lách tách lao xao, giống tiếng những con cào cào gỗ bán cho trẻ em chơi trong hội chợ. Thầy thuốc cất cao giọng, nói: - Bác Honore, bác không thể để bà cụ bác trơ trọi một mình trong tình trạng này được. Bà cụ sẽ tắt thở bất kỳ lúc nào! Và gã nông dân, phiền muộn, nhắc lại: - Tôi phải gặt lúa cho xong chứ. Lúa chín rũ xuống lâu quá rồi. Vừa may tốt trời. Này, mẹ bảo sao, hử? Và bà lão hấp hối, hãy còn bị day dứt vì thói keo kiệt của gã Norman, “ừ” bằng mắt và trán, ý bảo con đi gặt lúa và cứ để bà chết một thân một mình. Nhưng viên thầy thuốc nổi giận và giậm chân: - Bác chỉ là đồ súc vật thôi bác biết chưa và tôi không cho phép bác làm như thế bác biết chưa. Và nếu bác buộc phải gặt lúa về ngay ngày hôm nay, thì đi mà tìm mụ Rapet, chứ sao! Và bảo mụ ấy trông nom bà lão. Tôi muốn thế, bác biết chưa? Và nếu bác không nghe lời tôi thì khi nào đến lượt bác ốm, tôi sẽ để mặc bác chết như con chó ấy, bác biết chưa? Gã nông dân người cao gầy, cử chỉ chậm chạp, bị dằn vặt vì do dự, vì sợ thầy thuốc và vì lòng ham chắt bóp dữ dội, ngần ngại, toan tính, ấp úng: - Thế nhà mụ Rapet, mụ ấy lấy ngần nào, để coi sóc? Viên thầy thuốc hét lên: - Tôi biết đâu đấy? Đó là tùy theo thời gian bác nhờ mụ ấy. Bác đi mà thu xếp với mụ ấy chứ. Rõ thật! Nhưng tôi muốn một giờ đồng hồ sau, mụ ấy phải có ở đây, bác biết chưa? Gã đàn ông quyết định: - Tôi đi đây, tôi đi đây, ông thầy thuốc, ông đừng có bực. Và bác sĩ ra đi, còn dặn: - Bác phải biết, phải biết, liệu đấy, vì tôi ấy, tôi mà bực lên thì tôi không đùa đâu! Còn lại một mình, gã nông dân quay nhìn mẹ, và bằng một giọng nhẫn nhục: - Tôi đi tìm mụ Rapet vậy, vì cái nhà ông ấy muốn thế. Tôi chưa về, mẹ đừng có lo. Và gã cũng ra đi. Mụ Rapet, một mụ thợ giặt già, thường trông nom người chết, người ốm ở làng và ở các vùng lân cận. Rồi bỏ xong khách hàng vào tấm vải mà họ không bao giờ ra khỏi nữa, mụ lại quay ra cầm bàn là, là quần áo cho người sống. Răn reo như quả táo khô từ năm ngoái còn lại, tàn nhẫn, ganh ghét, keo kiệt, một sự keo kiệt đến mức kỳ quái, người cúi gập xuống như thể bị gãy xương hông vì động tác triền miên đưa bàn là trên vải, dường như mụ có một mối tình quái đản và trắng trợn với sự hấp hối. Mụ chỉ nói đến những kẻ mụ đã nhìn thấy họ chết, đến đủ loại chết khác nhau mà mụ đã tham dự; và mụ kể lại hết sức tỉ mỉ những chi tiết bao giờ cũng giống nhau, hệt như một tay săn bắn thuật lại các phát súng của y. Khi Honore Bontemps đến nhà mụ, gã thấy mụ đang pha nước lơ để hồ cổ áo cho các bà người làng. Gã nói: - Chào mụ, mụ Rapet, công việc có khá không? Mụ quay đầu về phía gã: - Vậy thôi, vậy thôi. Còn nhà bác thế nào? http://xemphimhay24o4.blogspot.com/
Phan dóng dả hỏi, anh đang ở đâu, anh về nhà với em đi
Phan dóng dả hỏi, anh đang ở đâu, anh về nhà với em đi, em đang ở một mình, bố mẹ đi Yên Tử rồi, nhà rộng hoác như cái bảo tàng ấy. Mình bảo, em lớn rồi. Phan gào lên, đã nghe thấy giọng điệu của nước mắt, anh không đến là em tự tử đấy. Anh không thể bỏ rơi em dễ dàng như thế đâu. Mình tắt máy, đi tiếp. Ngoại thành. Buổi tối ngoại thành ít nhiều vẫn còn thanh sạch dù trời có rét đậm hơn. Mình nghĩ đến cái tháp thùng thình của Phan, kể cũng đáng sợ thật. Tự con người nghĩ ra những cái nhà quá kín cổng cao tường, quá tiện nghi vương giả để rồi giam nhau trong đó. Nó không hiện hữu trong thế giới của mình. Mình chống xe và ngồi trong cái điếm canh đê đã cũ nát lắm rồi. Ngồi mà không để làm gì. Phan, mình và Mơng, ai sung sướng và hạnh phúc? Mình tỉnh dậy. Khi ấy sương vẫn còn bay quẩn quanh điếm canh. Mình nhìn quanh, cái bầu của Mơng đã bị lũ trẻ trâu lấy mất, chúng đang tranh nhau tít phía bờ sông. Thôi, gửi bầu về phía dòng nước, cho bầu mãi sạch mãi thơm. Tiếng điện thoại lại rền rĩ. Lại Phan. Em quyết định rồi, từ hôm nay em sẽ bỏ anh. Anh sẽ phải ân hận đấy. Kề theo tiếng Phan là giọng một người đàn ông quen thuộc. Tiếc làm gì cái thằng nhà quê ngộ chữ ấy hả con. Không dưng mình bỗng cười sặc sụa, cái cười không cưỡng lại được, cười đến mặt đỏ trong gương xe và từ hố mắt tràn ra những hạt bụi. Người ta bảo đấy là giọt nước trời, nó mặn đắng hơn cả muối và chát hơn mọi thứ cộng lại. Hừ, nước trời rớt tràn qua mặt, rớt xuống đất. Đất cằn khô xoá đi hết dấu vết. Tiếng cười mình khô khốc. Đường về thành phố sao mà dài. - Ngày... Mình vẫn đi làm, nhận thêm một số công việc biên tập cho một công ty văn hoá. Những cuốn sách in làm sáng, những tập thơ của những ông chủ nhiều tiền... Thế rồi quen đi. Nhà mới mình thuê được là một căn xép ở giữa xóm liều. Đêm về lại cặm cụi gõ máy vi tính, những bài báo dẫn dụ mình đi vào đủ mọi chuyện của đời người. Cuối cùng, mình tạo thêm thư mục mới: Nhật ký. Đó là những trang buồn bã. Nhưng mỗi khi sang trang mới mình đều nắn nót tạo phông VnPresent hai chữ thật riết róng nhưng cũng thật bình thường: Phải sống. Sống cho đủ một cuộc đời, cho dù còn cô đơn dài dài, còn thiếu thốn và còn nhiều khốn khó. Những dòng chứ ấy đủ tạo dựng niềm tin để dỗ mình vào giấc ngủ, nó gợi cho mình một câu nói, phải, suy cho cùng mai lại là một ngày mới, khác với ngày hôm nay. Trong điện thoại thi thoảng lại có tin nhắn, anh mới nhận được cục tiền lớn phải không, mời em đi Hà Nội trà cho tnfh thương mến thương đi. Đi thì đi, đi ăn kem đủ mùi, đi uống Hà Nội trà và được nghe em hỏi, anh sắp lấy vợ chưa. Mình cười, tháng mười? - nghe thật oách. Tháng mười? Bao giờ cho đến tháng mười! Ừ, bao giờ nhỉ, nhưng mà hết ngày hết tháng thì cũng phải đến thôi... http://phimhay01phikhayd.blogspot.com/
Hoàn thành chuyến đi một cách êm xuôi
Hoàn thành chuyến đi một cách êm xuôi. Những bài báo về Tây Nguyên được truyền về toà soạn nhanh chóng và an toàn. Mơng đưa mình ra tận sân bay trong khi ở ngoài Hà Nội tiếng Phan đang xa xả trong điện thoại. Mơng nhìn vẻ mặt khó chịu của mình, chị ấy yêu anh quá đấy mà. Anh mang cái bầu này về, nói em tặng chị ấy. Thực ra, chị ấy mới là người hạnh phúc chứ không phải Mơng đâu. Mơng hạnh phúc hay không hạnh phúc? Câu hỏi ấy theo mình suốt dọc đường về. Mơng nhìn mình qua cửa kiểm soát an ninh lên phòng chờ, ánh mắt Mơng như chẳng nhìn vào đâu. Chống chếnh. Và đầy mất mát. Thêm một lần nữa mình nói lời tạm biệt mảnh đất này. Hùng vĩ lắm, đáng yêu lắm nhưng chào bạn, tôi phải về. Hà Nội vẫn còn nhiều thứ níu kéo tôi, ghì chặt tôi trong những cua làm việc điên loạn đến khi mặt mũi tối tăm. Nhìn qua cửa kính máy bay, thấy Pleiku hệt một tấm áo sải rộng với hoạ tiết đậm màu và những con đường như những nẹp viền lố nhố những đàn kiến chạy. Cô tiếp viên trong chiếc áo dài màu hồng có khuôn mặt giống Phan kỳ lạ, đến nỗi khi cô xuất hiện cùng chiếc áo phao cứu sinh và những chỉ dẫn cần thiết khi có sự cố, mình bỗng giật thót. Một liên tưởng vụt đến, ngỡ như Phan mang chiếc áo đen đúa chụp thẳng lên đầu mình. Cô tiếp viên nhìn vẻ hốt hoảng của mình liền tiến lại gần, anh có làm sao không? Mình cố điềm tĩnh, cười, không, có gì đâu. Mình nghĩ đến phút gặp lại Phan, không biết khuôn mặt Phan sẽ như thế nào, xinh đẹp lạnh lùng hay trở nên bất thường dữ tợn. Phan là vậy, biến hoá như mấy cô diễn viên trong phim truyền hình. Không khó phát hiện ra sự biến hoá ấy nhưng để thay đổi thì không mấy dễ dàng. - Ngày... Nội Bài. Vẫn đang là tháng giêng xuân. Phan ra đón, mái tóc vẫn màu bạch kim và áo vẫn là màu lá vàng. Phan lao đến, em nhớ anh lắm, làm mấy ông Tây bà đầm bên cạnh bất giác mỉm cười. Mình bảo, về nhà đi, anh rất thèm một bồn nước nóng. Phan chun mũi, chắc nửa tháng rồi anh chưa thèm tráng qua hàng nước chứ gì. Ui, anh là chúa ở bẩn. Lần này thì không cho anh đi đâu nữa. À... anh này..., em có bầu rồi nhưng em không giữ nó lại đâu. Không thể bỏ quên tuổi trẻ bằng việc sinh ra một đứa trẻ. Rất phí phạm. Anh buồn gì nào. Đời còn dài cơ mà. Phan là vậy, giận dỗi nhanh và quên nhanh như rất nhiều cô gái kiêu kỳ khác. Phan làm việc theo ý mình và... hoàn toàn cảm tính. Nhưng nó là con anh, em giữ lại cho anh. Báu vật của đời đấy. Phan nhìn mình, cười, em đã "giải quyết" từ tuần trước rồi. Phan nói thản nhiên và nhẹ nhàng như chuyện người ta cắt tóc gội đầu sơn sửa móng tay vậy. Mình đứng lặng. Hôm đó Hà Nội sao mà lạnh, gió mùa đông bắc lùa qua cánh tay xộc vào khoang bụng. Buốt xót. - Ngày... Sếp bảo, cậu nghỉ ngơi đi, lấy sức mà chuẩn bị... chiến đấu tiếp. Mình ngồi lại trong phòng, ánh đèn flash của mấy cậu sinh viên thực tập loé lên lành lạnh. Em chụp tặng anh một kiểu ảnh, đảm bảo đó là khoảnh khắc đáng nhớ nhất cho mà xem. Cậu sinh viên hỉ hả. Rồi vẻ như thấy sự thái quá của mình, cậu ta quay lại, em xin lỗi nhưng đó thực sự là khoảnh khắc khuôn mặt anh buồn bã nhất. Buồn? Có lẽ thế thật. Đi đã gần nửa cuộc đời rồi nhưng vẫn thấy mình như ký gửi trên mặt đất. Chưa là ai cả, chưa có nổi một người thông tỏ được mình. Nếu có thì là Mơng, nhưng Mơng ở xa quá, Mơng lại thuộc về một cuộc sống khác rồi. Như thế nếu là bạn, dù bạn là bất cứ ai, bạn có thể gọi là nỗi buồn không? Mình bỏ đi lang thang trên đường. Thành phố này rất rộng và rất dài. Nhưng mình không thể đến và không thể về bất cứ số nhà nào. Mình không có nhà. Hôm qua, bà chủ nhà đã bắt mình dọn đi. Anh bạn học cũng ở nhà thuê nhưng vừa mới rước thêm một cô nàng xinh đẹp đến thổi cơm chung, giặt quần áo hộ. Mình ném đống đồ vào góc nhà nó rồi bảo, máy cứ để đấy, mấy hôm nữa không thấy tao quay lại thì gọi bà đồng nát mà thanh lý, có khi cũng được một tháng xôi sáng chứ không xoàng đâu. Rồi mình đi, tối mình nằm tạm trên bàn cơ quan, ngày lầm lũi từ góc này sang góc khác. Bây giờ thì vô gia cư thật rồi. Có cảm giác cát đập tràn vào mặt. Rát, cát thị thành thường bỏng rát. Mình dừng lại, lau mắt kính. Một bên kính đã bị rạn. Trong ấy những ngôi nhà như đang vụn dần ra. http://phimhay02tinhcam.blogspot.com/
Tấm vai cường tráng của thân hình chữ S đang vẫn còn tấp nập hội mùa
Tấm vai cường tráng của thân hình chữ S đang vẫn còn tấp nập hội mùa, dù hoa cúc quỳ đã lụi tàn từ lâu lắm. Mình lại lang thang vào cái làng cũ, cái làng của Mơng. Mơng đã bắt chồng từ hồi cuối năm rồi. Già làng ôm chầm lấy mình. Tưởng mi vui thành phố mà quên núi nước này rồi. Còn nhớ à, còn nhớ thì vô đây, làm một cang rượu cho ngọt bụng. Nào, làm cang nữa cho nỗi nhớ tràn ra. Uống đi, cang này mừng làng được mùa. Còn cang này, con Mơng đâu, vô đây, uống với anh Nguyễn đi chớ. Mơng nó chờ mi mãi. Ờ, nhưng mà tình yêu... Chẳng trách được, tình yêu chẳng thể trách được. Mơng vẫn đẹp, da màu đồng hun và mái tóc đổ dài. Mắt Mơng đã ngấm mệt mỏi và buồn phiền rồi. Mơng địu một đứa con gái, da nó cũng vậy, da nâu từ khi mới lọt lòng. Mình bảo, Mơng đi lấy chồng mà Mơng không nói cho mình. Mơng bảo, lâu quá rồi, chẳng muốn gọi nhau nữa, gọi nhau thì chỉ muốn khóc. Chồng Mơng không muốn Mơng khóc, nên thôi. Mình hỏi, Mơng sống có vui không? Mơng cười, quấn một bản thuốc thật lớn như con sâu kèn bự. Mơng hút thuốc từ khi lấy chồng. Hút cho cái mệt cái chán chạy theo hơi khói mà ra. Chẳng có gì, lấy chồng, sinh con, mọi thứ chồng lẫn vào nhau, niềm vui vừa đến lại qua đi, nỗi buồn chạy đi rồi chạy về. Bao tháng bao ngày rồi, đã quen rồi. Nó là một phần hay tất cả đời sống? Một cuộc sống như Mơng, phỏng đem lại được những niềm vui gì? Mình bung lung trong những ý nghĩ về Mơng. Mơng bảo, không nên nhớ đến ngày xưa nhiều, nhớ đến ngày xưa là nước mặt lại nhớ gò má. Hôm nay là ngày vui của cả làng mà. Vui hết đêm. Mai anh Nguyễn về nhà Mơng chơi. Chồng Mơng là Blum. Anh ấy làm ở trạm y tế. Hiền lắm, chẳng biết buồn bao giờ đâu. Nhà vẫn còn một con gà, mai sẽ bắt thịt, hai người nhậu chơi. Mình cười. Mơng hoạt bát trở lại. Nao nao một cái gì đó trong lòng, hương rượu cần vít chặt mọi cảm giác. Hội tràn ngày qua đêm, sáng ra mọi người lấm lem nằm ngủ trên nền đất, kề bên là đống than đang lụi dần và mùi thịt trâu nướng cháy khen khét. Mình đã thiếp đi lúc nào không biết, những giấc mơ cũ lại xâm chiếm, choán lấy toàn bộ tâm trí. Nỗi khổ của mình là luôn bắt đầu óc phải nghĩ ngợi vượt sức. Cũng như vậy, lúc này có cái gì giật mạnh hai bên thái dương. Có thể vì rượu. Rượu xứ này ngọt đậm. Ngọt mà say bền. Như Mơng. Mơng là ai mà bắt mình phải nghĩ, phải nhớ từ năm này qua tháng khác, nỗi nhớ bền dai mà sắc lịm trong người. Hừ, mình đã tự nhủ chẳng nên đau khổ vì một tình yêu đã trót qua đi... - Ngày... Những ngày về lại làng như một chuyến hành hương đầy kỷ niệm, hạnh phúc chan lẫn tiếc nuối bời bời. Bụi vẫn đỏ mà nắng cứ trải thẫm sắc vàng đến chói loà. Những ngôi làng trong ký ức mình lần hồi trở lại, nguyên vẹn và im lìm trong mỗi ban mai. Mình vẫn hằng nhủ, sống một cuộc sống đơn giản dưới mái nhà sàn kia cũng là một hạnh phúc khá lớn, cơn cớ gì lại buồn. Mình hay là Mơng bây giờ đang hạnh phúc? Chẳng biết. Buổi sáng đến nhà Mơng, nghe tiếng cãi vã vọng ra mà mình muốn bỏ về. Hình như có một sự hiểu lầm nào đó. Mơng chạy ra cầu thang ngồi khóc, điếu thuốc trên môi trễ tràng như một dấu than câm lặng. Mình bảo, hai người cãi vã nhau vì anh đã trở lại, đúng không? Mơng gạt nước mắt, chỉ là chuyện linh tinh, chẳng có gì. Nhưng mà anh ấy nổi xung nhanh lắm, chẳng cần chuyện gì lớn đâu. Mình nghĩ đến một cuộc sống không mấy thành công, nghĩ đến những hục hặc, va chạm trong quan hệ của hai người được ràng buộc bằng một hợp đồng hôn thú. Như vậy thì gọi là cuộc sống lứa đôi? Hừ, hạnh phúc. Hạnh phúc vốn như một cái bao diêm mà, làm sao có thể làm ấm được cả loài người. http://hay24-orgphim.blogspot.com/
Mùng sáu Tết, cả bọn rủ nhau đi Yên Tử,
Mùng sáu Tết, cả bọn rủ nhau đi Yên Tử, nghe nói năm nay có cáp treo, đỡ phải leo mấy ngàn thước dựng để tìm đỉnh Phù Vân. Tháng giêng vừa ăn vừa chơi cho phởn phơ, làm cả năm rồi, không việc gì phải vội. Phan đến toà soạn, hỏi anh có đi được không. Mình cười, cũng lâu lắm rồi quên hết đình đám hội hè, thấy không còn nhiều hứng thú nữa. Phan bảo, anh lúc nào cũng chùng chình thế, em sẽ đi một mình. Mình không thích tranh cãi, nếu Phan thích thì mình đi cũng được. Mọi người bảo rằng, thằng Nguyễn mai mốt sợ vợ. Con bé mới nói vài câu đã răm rắp làm theo. Cơ mà như thế cả nhà lại dễ êm ấm hơn. Trong tiếng trêu ghẹo, xì xào của đám đồng nghiệp, tiếng điện thoại trong túi bỗng gào lên. Là sếp. Sếp bảo, cậu đặt vé nhanh lên, mai bay nhé. Đi đâu hả chú? Đi Tây Nguyên. Có vẻ cậu rất thông tỏ vùng đó mà. Mình ngồi hờ hững trong phòng máy, không vui, chẳng buồn, không còn sửng sốt quá nhiều trước mỗi chuyến đi xa. Đi thì đi! Điều mà nhiều vị tổng biên tập ưng nhất ở các nam phóng viên chính là cái chuyện đi thì đi. Không cấn cái, không cầu kỳ dích dắc chuẩn bị rồi lo toan vặt vãnh và đương nhiên là không có nước mắt ngắn nước mắt dài. Chỉ cần một cái túi xách gọn nhẹ chạy ngay ra bến xe ga tàu, thế là đã có thể đến bất cứ chốn nào. Đi nhanh, tay khua bàn phím cũng nhanh rồi quẳng vào mạng cho nó chạy về Hà Nội. Hình như đã thành quen thì phải, tháng nào cũng chia thành hai nửa, một nửa đi và một nửa về. Tháng nào cũng lên ban trị sự lấy giấy đi công tác, đi rồi về đóng dấu đỏ kín cả hai mặt, chữ ký đè xéo lên nhau. Bà tài vụ bảo, nội cái chuyện làm thanh toán công tác phí cho cậu cũng đã thấy mệt. Em thư viện bảo, anh cầm trong tay cả cục tiền to tướng, sướng nhé. Có vẻ như nếu khao nhau một bữa thì tình thương mến sẽ dày hơn. Không có gì đáng khao nhưng đi ăn thì được. Thế là đi ăn kem, đi uống Hà Nội trà. Mình nhìn Phan bảo, thôi em ạ. Yên Tử sang năm đi cũng được, năm nào mà chẳng phù vân. Phan bảo, nhưng như thế thì lúc nào em cũng phải đợi à? Phan về, áo Phan màu lá vàng, tóc Phan màu bạch kim, ép thẳng. Mình lắp pin vào đèn flash. Đèn nổ tốt, sáng loá cả căn phòng lạnh. Cuộc sống vốn vậy. Đi thì đi! http://xemphimhaychieurap.blogspot.com
xem phim Gái Già Xì Tin - VTV6 | Trọn Bộ Full HD
Bạn đang xem phim Gái Già Xì Tin - VTV6 | Trọn Bộ Full HD tại KhoVl.Com chúc bạn xem phim vui vẻ !
Cô ý thức được bản thân không phải là người phụ nữ quá xinh đẹp hay giàu có nhưng vẫn luôn tự tin và lạc quan rằng sớm muộn gì mình cũng tìm được người đến cưới mình. Phim được Đạo diễn Trần Quang Vinh trực tiếp chỉ đạo và đã lựa chọn ba gương mặt diễn viên trẻ Phương Oanh, Chí Nhân và Anh Dũng để chuyển tải câu chuyện về một nữ phóng viên mảng du lịch 30 tuổi vẫn chưa có người yêu.
Bộ phim mang thông điệp nhẹ nhàng Tình yêu không phải là thứ để trao đổi. Xem phim gai gia xi tin tap 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54,55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76. 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120 ,121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, tập cuối
mời các bạn cùng theo. Bộ phim này lên sóng VTV6 trong chương trình Trà chanh, lúc 19g15 thứ bảy, chủ nhật hằng tuần, bắt đầu từ ngày 8-12. Phim kể về Dương - một phóng viên du lịch gần 30 tuổi mà chưa có người yêu. Mặc dù vậy cô rất lạc quan trong cuộc sống và tin rằng sẽ đến lúc tìm được một nửa của mình. phim gai gia xi tin Trong chuyến đi công tác, cô gặp Định - một kiến trúc sư tính tình điềm đạm. Bất ngờ, anh cũng chính là hàng xóm của cô. Cùng lúc đó, chàng trai trẻ kém cô vài tuổi tên Quân xuất hiện và dành cho cô nhiều tình cảm. Từ đó mối quan hệ tay ba giữa Dương - Định - Quân diễn ra khá hài hước và éo le bởi Định và Quân là hai chú cháu...Có lẽ thức ăn nhanh và thực phẩm ngón tay sẽ làm các trick. Bất cứ điều gì các loại thực phẩm bạn quyết định, hãy chắc chắn rằng bạn cung cấp nhiều lựa chọn. Một số thanh thiếu niên sẽ thích pizza trong khi những người khác sẽ không bao giờ mơ ước ăn một miếng.
Cô ý thức được bản thân không phải là người phụ nữ quá xinh đẹp hay giàu có nhưng vẫn luôn tự tin và lạc quan rằng sớm muộn gì mình cũng tìm được người đến cưới mình. Phim được Đạo diễn Trần Quang Vinh trực tiếp chỉ đạo và đã lựa chọn ba gương mặt diễn viên trẻ Phương Oanh, Chí Nhân và Anh Dũng để chuyển tải câu chuyện về một nữ phóng viên mảng du lịch 30 tuổi vẫn chưa có người yêu.
Bộ phim mang thông điệp nhẹ nhàng Tình yêu không phải là thứ để trao đổi. Xem phim gai gia xi tin tap 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54,55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76. 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120 ,121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, tập cuối
mời các bạn cùng theo. Bộ phim này lên sóng VTV6 trong chương trình Trà chanh, lúc 19g15 thứ bảy, chủ nhật hằng tuần, bắt đầu từ ngày 8-12. Phim kể về Dương - một phóng viên du lịch gần 30 tuổi mà chưa có người yêu. Mặc dù vậy cô rất lạc quan trong cuộc sống và tin rằng sẽ đến lúc tìm được một nửa của mình. phim gai gia xi tin Trong chuyến đi công tác, cô gặp Định - một kiến trúc sư tính tình điềm đạm. Bất ngờ, anh cũng chính là hàng xóm của cô. Cùng lúc đó, chàng trai trẻ kém cô vài tuổi tên Quân xuất hiện và dành cho cô nhiều tình cảm. Từ đó mối quan hệ tay ba giữa Dương - Định - Quân diễn ra khá hài hước và éo le bởi Định và Quân là hai chú cháu...Có lẽ thức ăn nhanh và thực phẩm ngón tay sẽ làm các trick. Bất cứ điều gì các loại thực phẩm bạn quyết định, hãy chắc chắn rằng bạn cung cấp nhiều lựa chọn. Một số thanh thiếu niên sẽ thích pizza trong khi những người khác sẽ không bao giờ mơ ước ăn một miếng.
Những người điên thường hấp dẫn tôi
Những người điên thường hấp dẫn tôi. Những kẻ do sống trong thế giới bí ẩn của những giấc mơ kỳ quặc, trong áng mây mù dày đặc của sự rồ dại, tại nơi đây, mọi thứ họ đã thấy trên đời, mọi cái họ đã yêu quý, họ đã làm tái diễn trong một cuộc sống tưởng tượng, vượt ra ngoài mọi quy luật điều khiển sự vật và chi phối tư duy con người.
Đối với họ, cái không thể có không tồn tại nữa, cái huyền hoặc khó tin biến mất, cái thần tiên huyền ảo trở thành thường xuyên và cái dị thường thành thân thuộc. Logic, tấm rào chắn cũ kỹ, lý trí, bức tường lương tri, hàng lan can cũ kỹ của tư tưởng đều tan tành, ngã gục, đổ sụp dưới trí tưởng tượng được buông thả phóng khoáng, thoát vào xứ sở vô cùng tận của sự tùy hứng, nhảy nhót những bước kỳ ảo chẳng có gì ngăn trở. Đối với họ, tất cả mọi điều đều xảy ra và có thể xảy ra. Họ chẳng hề gắng gỏi để chiến thắng các biến cố, để chế ngự những kháng cự, để san bằng các trở ngại. Chỉ cần một thích thú bất thường của ý chí gây ảo giác, là họ thành vua chúa hoặc thánh thần, là họ có mọi của cải trên thế gian, có mọi điều ngon ngọt trên đời, là họ được hưởng mọi thú vui, là họ mãi mãi khỏe, đẹp, trẻ, mãi mãi được yêu dấu! Chỉ riêng họ mới hạnh phúc được trên trái đất, vì đối với họ hiện thực không tồn tại nữa. Tôi ưa nghiêng mình xuống tâm trí lang thang vớ vẩn của họ, như người ta nghiêng mình xuống một vực thẳm, tận đáy vực sục sôi một dòng thác lạ, ở đâu đều không ai biết và chảy đi đâu không ai hay.
Nhưng nghiêng mình xuống những khe sâu ấy nào có ích gì, vì chẳng bao giờ ta biết được nước ấy ở đâu đến, nước ấy chảy đi đâu. Cho đến cùng, đó cũng chỉ là nước giống như nước chảy giữa thanh thiên bạch nhật, và nhìn nó cũng chẳng giúp cho ta hiểu thêm được mấy điều.
Nghiêng mình xuống tâm trí người điên cũng chẳng ích gì, vì những ý nghĩ kỳ quặc nhất của họ chẳng qua cũng là những ý nghĩ bình thường, chỉ lạ lùng bởi chúng không bị ràng buộc bởi lý trí. Cái ngọn nguồn khó hiểu bất thường của chúng khiến ta sững sờ kinh ngạc, bởi ta không nhìn thấy nó phun ra. Có lẽ chỉ cần một hòn đá nhỏ rơi vào dòng nước đang chảy của nó là đủ gây nên những xúc động sôi sục. Tuy nhiên, những người điên vẫn luôn hấp dẫn tôi, và tôi luôn quay về với họ, bị thu hút ngoài ý muốn của mình vì sự bí ẩn tầm thường của chứng rồ dại. Vậy, một hôm, khi tôi đến thăm một bệnh xá của người điên, viên thầy thuốc hướng dẫn tôi, bảo rằng:
- À, tôi sẽ đưa ông đi xem một trường hợp lý thú.
Và ông ta mở một ngăn, trong đó một người đàn bà trạc bốn mươi tuổi, hãy còn đẹp, ngồi trên ghế bành, cứ soi mãi mặt vào một tấm gương nhỏ cầm tay. Vừa nhìn thấy chúng tôi, bà đứng phắt dậy, chạy đến cuối phòng, tìm một tấm mạng vắt trên ghế, bịt mặt hết sức cẩn thận, rồi trở lại, gật đầu đáp lễ chúng tôi. Bác sĩ nói:
- Thế nào, sáng nay bà thấy trong người ra sao?
Bà ta thở dài não ruột:
- Ôi, khó chịu, khó chịu lắm, thưa ông, ngày nào các vết sẹo cũng tăng lên.
Bác sĩ trả lời một cách tin tưởng:
- Không, không! Tôi cam đoan với bà là bà lầm đấy.
Bà ta xích lại gần ông, thì thào:
- Không, tôi chắc chắn như vậy. Tôi đã đếm thêm được chín vết, ba vết ở má bên phải, bốn vết ở má bên trái và ba vết ở trên trán. Thật gớm ghiếc! Gớm ghiếc! Tôi không dám để ai nhìn thấy nữa, cả cho đến con tôi, không, cả đến con tôi nữa! Tôi bị nguy mất rồi, mặt mày tôi bị xấu xí suốt đời rồi!
Bà ta lại để mình rơi xuống ghế và khóc nức nở. Người thầy thuốc kéo ghế, ngồi cạnh bà ta, và bằng một giọng dịu dàng, an ủi:
- Nào, bà cho tôi xem nào, tôi cam đoan với bà là chẳng sao đâu. Chỉ xoa cứu chút ít là tôi làm biến đi tất cả.
Bà ta lắc đầu, không nói một lời. Người thầy thuốc muốn sờ vào tấm mạng, nhưng bà ta tay nắm lấy nó chặt đến mức ngón tay xuyên cả vào trong mạng. Ông lại khuyến khích và dỗ dành cho bà yên lòng:
- Bà biết rõ là lần nào tôi cũng làm cho những vết sẹo xấu xí ấy biến đi mất hộ bà, và khi tôi điều trị chúng xong thì người ta không hề nhìn thấy chúng nữa. Nếu bà không cho tôi xem, thì tôi không thể chữa cho bà khỏi được.
Bà ta thì thào:
- Với ông thì còn được, nhưng tôi không quen ông khách đi cùng ông.
- Đây cũng là một thầy thuốc, ông ấy sẽ điều trị cho bà còn tốt hơn tôi nhiều.
Bấy giờ bà ta mới cho hở mặt ra, nhưng sự hoảng sợ, nỗi xúc động, niềm hổ thẹn vì bị mọi người nhìn thấy khiến cả da thịt ở cổ bà ta, nơi lút sâu trong áo, cũng đỏ ửng lên. Bà nhìn xuống, quay mặt đi, lúc sang phải, lúc sang trái, để tránh những cái nhìn của chúng tôi và ấp úng:
- Ôi! Để thấy mặt mình như thế này là tôi đau đớn ghê gớm. Kinh khủng lắm, phải không các ông? Kinh khủng lắm phải không?
Tôi hết sức kinh ngạc ngắm nhìn bà ta, bởi vì bà chẳng có cái gì trên mặt hết, không có một vết, không có một điểm, không có một dấu, cũng không có một cái sẹo nào. Bà ta quay sang tôi, mắt vẫn nhìn xuống và bảo tôi:
- Thưa ông, đó là do chăm nom con mà tôi bị lây cái bệnh ghê gớm này. Tôi đã cứu được cháu, nhưng mặt mày tôi bị xấu xí. Tôi đã cho cháu nhan sắc của tôi, cho đứa con tội nghiệp của tôi. Rốt cuộc, tôi đã làm phận sự của tôi, lương tâm tôi được yên ổn. Nếu tôi đau khổ, chỉ có Chúa biết.
Bác sĩ đã rút trong túi ra một cây bút vẽ nhỏ. Ông nói:
- Bà để tôi làm, tôi sẽ sửa cho bà tất cả những cái đó.
Bà ta chìa má bên phải ra, và ông bắt đầu lướt nhẹ vào má, như thể ông điểm những chấm màu nho nhỏ trên đó. Ông cũng làm như vậ bên má trái, rồi trên trán, rồi ông reo:
- Bà nhìn xem, không còn gì, không còn gì nữa nhé!
Bà ta cầm gương, ngắm bóng mình rất lâu, hết sức chăm chú, một sự chăm chú gay go căng thẳng, gắng gỏi cực kỳ toàn tâm trí để tìm ra một vết gì, rồi bà thở dài:
- Không, không nhìn thấy rõ nữa. Đa tạ ông vô cùng.
Người thầy thuốc đứng dậy. Ông chào bà ta, dẫn tôi ra rồi đi theo tôi, và, khi cánh cửa vừa đóng lại, ông nói:
- Đây là câu chuyện khốc liệt của người đàn bà bất hạnh ấy.
Bà ta tên là Hermet. Bà rất đẹp, rất làm dáng, rất được yêu chiều và lấy làm sung sướng được sống. Đó là một trong những người đàn bà mà trên đời chỉ có nhan sắc và niềm ham muốn làm duyên cho người ưa là nguồn nâng đỡ, chi phối hoặc an ủi trong cuộc sống. Mối quan tâm thường xuyên đến vẻ tươi tắn của mình, sự chăm sóc cho bộ mặt, cho bàn tay, cho hàm răng, cho hết thảy các bộ phận nhỏ của cơ thể mà bà có thể phô bày ra thu hút toàn bộ thì giờ và toàn bộ sự chú ý của bà.
Bà góa chồng, có một con trai. Bà ta có nhìn thấy trước khủng hoảng định mệnh đang đến hay chăng, tôi không hề biết. Chẳng hiểu bà có như bao người đàn bà khác, mỗi sáng lại nhìn ngắm hàng giờ làn da xưa kia hết sức mịn màng, trong suốt và tươi sáng, giờ đây hơi nheo lại dưới đuôi mắt, hơi nhăn đi vì hàng ngàn vết hãy còn lờ mờ khó thấy, nhưng cứ sâu dần xuống, từng ngày, từng tháng? Chẳng hiểu bà có thấy lớn lên không ngừng, một cách chậm rãi và chắc chắn, những vết nhăn dài trên trán, những con rắn mỏng mảnh không gì ngăn lại được? Chẳng hiểu bà có bị giày vò day dứt, nỗi giày vò day dứt tác hại của tấm gương, tấm gương nhỏ có tay cầm bằng bạc mà người ta không thể quyết tâm đặt lên bàn, rồi người ta giận dữ hẩy đi và người ta lại cầm ngay lấy, để nhìn lại, thật gần hơn nữa, cái sự tàn phá khả ố và bình thản của tuổi già đang xích lại? Chẳng hiểu bà có náu mình ngày mươi, hai mươi lần, vô duyên cớ rời phòng khách nơi bạn bè đang trò chuyện, để lên phòng riêng và nhờ cửa đóng then cài che chở, lại ngắm nhìn công trình phá hoại của da thịt hết xuân đang tàn úa, để kiểm chứng một cách tuyệt vọng bước tiến triển nhẹ nhàng của căn bệnh dường như chưa ai nhìn thấy, nhưng bà thì hiểu rất rõ? Bà biết, đâu là chỗ bệnh tấn công mạnh nhất, đâu là những vết cắn xé sâu nhất của tuổi tác. Và tấm gương tròn nhỏ xoay trong cái khung bạc chạm, bảo với bà những điều tệ hại, bởi vì nó nói, nó như cười cợt, nó nhạo báng và báo cho bà tất cả những gì sắp đến, tất cả những nỗi khốn khổ của cơ thể, và cực hình tàn khốc của tư tưởng cho đến ngày bà chết đi, đó là ngày bà được giải thoát. http://phim06vl.blogspot.com/
Khi cảm thấy giờ phán quyết đã điểm
Khi cảm thấy giờ phán quyết đã điểm, một sáng chủ nhật bà mẹ Saverini đi xưng tội và rước lễ với một vẻ vô cùng thành kính; thế rồi bà khoác vào người bộ trang phục đàn ông giống như một người ăn xin. Bà mặc cả với một ngư dân Sardinia, để ông ta đưa bà cùng con chó sang bên kia eo biển.
Trong chiếc túi vải bà đựng một miếng dồi lợn thật lớn. Semillante đã không được ăn uống gì hai ngày nay. Cứ mỗi phút, bà già lại cho nó ngửi thấy mùi thức ăn thơm phức, kích thích cơn đói của nó.
Họ đến Longosardo. Người đàn bà đảo Corse bước đi bằng những bước khập khiễng. Bà đến nhà một người làm bánh và hỏi thăm nhà của Nicolas Ravolati. Hắn đã trở về lại nghề cũ, làm thợ mộc. Hắn đang làm việc một mình phía sau xưởng.
Bà già đẩy cửa và gọi hắn:
“Ê! Nicolas! ”
Người đàn ông quay lại; thế là, bà thả ngay con chó và la lên:
“Ði đi, cắn nó đi, cắn nó!”
Con thú điên cuồng lao tới và táp lấy cổ họng của hắn ta.
Người đàn ông chìa tay ra, túm chặt lấy con chó và lăn lộn trên nền đất. Hắn quằn quại vài phút, đập chân trên nền đất, thế rồi hắn nằm im bất động trong khi Semillante sục mõm vào cổ họng hắn và xé tơi tả.
Hai người láng giềng, ngồi trên bậu cửa thản nhiên kể lại rằng đã thấy một lão ăn mày đi ra với một con chó gầy còm vừa đi vừa ăn một thứ gì đó màu nâu mà chủ của nó cho.
Chiều hôm ấy, bà già trở về nhà. Ðêm đó bà ngủ rất ngon. http://6phimvl.blogspot.com/
Một ngày nữa trôi qua. Semillante kiệt sức
Một ngày nữa trôi qua. Semillante kiệt sức, lơ mơ ngủ. Ngày hôm sau hai mắt nó sáng lên, lông dựng ngược và nó liều lĩnh giật sợi xích.
Một lần nữa, bà già không cho nó ăn gì. Con vật điên cuồng vì đói, sủa khàn cả giọng. Một đêm nữa trôi qua.
Lúc rạng sáng, bà mẹ Saverini đi sang hàng xóm để xin hai bó rơm. Bà lấy chiếc áo cũ đã hư của chồng nhồi rơm vào bên trong giống như một hình nhân.
Trồng một cái trụ trên sân trước chiếc cũi của Semillante, bà cột vào đó cái hình nộm mà giờ đây trông giống như một người đang đứng. Rồi bà trang trí cái đầu hình nộm với một sợi dây vải đã cũ. Con chó, ngạc nhiên nhìn người đàn ông bằng rơm, yên lặng, mặc dù bị cơn đói hành hạ.
Bà già đến nhà người bán thịt lợn và mua một miếng dồi thật dài. Khi trở về nhà, bà đốt một bếp lửa nhỏ ở sân sau, đóng chiếc cũi chó lại và nướng miếng dồi lợn. Semillante, điên cuồng, lồng lộn và nước bọt sủi đầy mép, mắt nó như gắn vào món ăn, mùi thơm phức đã cào cấu bao tử nó.
Với miếng dồi bốc khói bà mẹ làm thành một chiếc cổ áo cho hình nộm rơm. Phải rất lâu bà mới có thể buộc miếng dồi vòng quanh cổ sao cho nó ngập vào bên trong hình nộm. Khi công việc xong xuôi, bà thả con chó ra.
Với một cú nhảy vọt, con vật lao lên cổ họng hình nộm, móng chân nó bấu trên vai hình nộm và bắt đầu cắn xé. Con vật rơi xuống với một mếng dồi trong miệng, nó lao lên lần nữa, cắn ngập răng chiếc cổ áo làm bằng dồi ấy và xé thành những mếng vụn, nó lại rơi xuống lần nữa, rồi lại lao lên, ngấu nghiến một cách bạo tàn.
Với những miếng ngoạm lớn, nó bứt khuôn mặt và xé toàn bộ phần cổ ra manh mún. Bà già theo dõi, lặng lẽ và bất động, một niềm hy vọng loé trong tâm tưởng của bà. Thế rồi bà xích con chó lại lần nữa, bỏ đói nó hai ngày nữa, và lặp lại cuộc diễn tập khác thường đó.
Ròng rã ba tháng trời bà huấn luyện cho con chó chiến đấu theo kiểu ấy, đoạt lấy bữa ăn bằng những chiếc nanh nhọn. Bà đã không còn xích con chó nữa mà chỉ cần ra dấu là nó tấn công hình nộm.
Bà đã dạy cho con chó cắn nát và nhai ngấu nghiến cái hình nộm không có thức ăn giấu bên trong cổ họng. Sau đó bà thưởng cho nó miếng dồi lợn mà bà đã làm sẵn.
Ngay khi thấy hình người, Semaillante run lên, nó hướng mắt về phía bà chủ - người sẽ ra lệnh cho nó: ”Ði” trong tiếng huýt sáo kèm cái phẩy tay. http://phim6vl.blogspot.com/
Bà mẹ già bắt đầu nói với anh. Con chó lặng yên trong lúc bà nói
Bà mẹ già bắt đầu nói với anh. Con chó lặng yên trong lúc bà nói.
“Rồi đây, con sẽ được báo thù, đứa con bé bỏng của mẹ, con của mẹ, đứa con đáng thương của mẹ. Hãy ngủ yên, ngủ đi, con sẽ được báo thù, con nghe đấy chứ! Mẹ của con đã thề như thế! Và mẹ của con sẽ luôn giữ lời thề; con biết như vậy mà”
Bà chập chạp cúi xuống thi thể của anh, đặt đôi môi giá lạnh của mình lên môi của xác chết.
Khi đó Semillante bắt đầu tru lên một lần nữa. Nó tru từng hồi dài, đều đều, những tiếng kêu não nùng thảm thiết.
Người đàn bà và con chó, vẫn cùng nhau ngồi đó cho đến sáng.
Antoine Saverini được chôn vào ngày hôm sau, và không bao lâu ở Bonifacio chẳng còn ai nói về anh nữa.
Anh chẳng có anh em hay bà con nào gần gũi. Không có một người đàn ông nào ở đó để báo thù. Chỉ có duy nhất mẹ anh, một bà già, đang nghiền ngẫm suy tính.
***
Từ phía bên kia của con kênh bà đã quan sát từ sáng đến tối, một đốm nhỏ trên bờ biển. Ðó là một làng nhỏ của người Sardinia, Longosardo, nơi những tên cướp người Corse trốn chạy và trú ẩn khi bị truy lùng gắt gao. Bọn họ trở thành toàn bộ cư dân cho cái làng nhỏ hướng ra bãi biển phía trước quê nhà của họ; và ở đó họ chờ đợi thời cơ thích hợp để trở về, về lại vùng cây bụi rậm ở Corsia. Bà biết rằng Nicolas Ravolati đã trốn tránh ở chính cái làng đó.
Ðơn độc một mình, suốt ngày dài ngồi bên cửa sổ, bà nhìn xa xăm nơi đó và hoạch định chuyện trả thù. Làm thế nào bà có thể thực hiện mà không có sự giúp đỡ của người khác, huống hồ là bà đã quá gầy yếu và đã gần đất xa trời? Nhưng bà đã hứa, đã thề trước xác con. Bà không thể quên, mà bà cũng không thể chờ đợi nữa. Bà sẽ làm gì đây? Ban đêm bà không thể ngủ được, bà không còn ngủ được cũng như không còn thấy thanh thản; bà miên man tìm kiếm cách giải quyết. Con chó nằm ngủ dưới chân bà thỉnh thoảng ngóc đầu dậy và tru lên. Từ khi chủ nó qua đời, nó vẫn thường tru lên như thế, như thể nó gọi anh, như thể cái tâm hồn của con vật, không nguôi thương nhớ, vẫn cứ giữ mãi những hồi ức không phai của người chủ.
Một đêm nọ, khi Semillante lại đang bắt đầu rền rĩ, bà mẹ bỗng nảy ra một ý tưởng, một ý tưởng hoàn toàn hợp lẽ với lòng hận thù sâu sắc và tàn bạo. Bà trầm tư cho đến sáng, thế rồi khi mặt trời ló dạng, bà đến nhà thờ. Bà cầu nguyện, quỳ gối trên nền đá, phủ phục trước Chúa, bà van xin Ngài giúp đỡ bà, cứu rỗi bà, ban cho cái thân hình suy sụp của bà một sức mạnh cần thiết để trả thù cho con trai.
Rồi bà trở về nhà. Trong sân có một thùng rượu cũ dùng để hứng nước mưa, bà úp lại, đổ nước đi, gắn chặt xuống đất bằng chiếc cọc và những hòn đá; kế đến bà xích Semillante vào chiếc cũi đó, rồi vào nhà.
Sau đó bà bắt đầu bước tới bước lui trong phòng, không nghỉ ngơi, mắt bà vẫn hướng ra vùng biển Sardinia. Hắn ở đó, tên sát nhân.
Suốt một ngày và đêm dài con chó cứ tru. Vào buổi sáng bà già cho nó một chút nước đựng trong chén, và không cho thêm gì nữa, không súp, không bánh mì. http://phimz6.blogspot.com/
Góa phụ Paolo Saverini sống một mình với đứa con trai
Góa phụ Paolo Saverini sống một mình với đứa con trai trong một ngôi nhà nhỏ nghèo nàn trên vành đai của Bonifacio. Một thị trấn hình thành trên đỉnh những ngọn núi, nơi những mỏm đá nhô ra biển, trông ngang qua một con kênh tua tủa những đá ngầm, đến bờ biển Sardinia ở phía dưới. Dưới chân núi, phía bên kia và gần như bao quanh thị trấn ấy là dòng kênh có vai trò như một bến cảng, cắt vào trong đá như một hành lang khổng lồ. Xuyên một vòng giữa những bức vách đá dựng đứng trong nước, con kênh mang những chiếc thuyền đánh cá của người Italia hoặc của người Sardinia, đến tận thềm của những ngôi nhà đầu tiên và cứ mỗi hai tuần, những chiếc thuyền cũ kỹ chạy bằng hơi nước đến và đi từ Ajaccio.
Bên trên vùng núi trọc ấy là cụm nhà tạo nên những mảng vá màu trắng, trông giống như những tổ chim hoang, bám trên tảng đá nổi bật trên dòng kênh nguy hiểm mà hiếm có chiếc tàu nào liều lĩnh đi qua. Những luồng gió không bao giờ ngơi nghỉ luôn khuấy động mặt biển và ăn mòn bờ biển đến trơ trụi chỉ còn những đám cỏ lơ thơ bao phủ, gió còn thổi vào khe núi và tàn phá hai bên vách núi. Ðám bọt trắng xóa dật dờ bám quanh vô số mũi đá đen nằm khắp mọi nơi chọc thủng những cơn sóng, giống những chiếc lều rách nổi bềnh bồng nhấp nhô trên mặt nước
Căn nhà của bà góa phụ Saverini cheo leo trên một rìa đá; ba cửa sổ của căn nhà đều hướng ra khung cảnh hoang vu và heo hút này. Bà sống thui thủi ở đó với con trai là Antoine và con chó cái Semillante, một con chó to và ốm với bộ lông dài bờm xờm của một giống chó chăn cừu. Người thanh niên trẻ dùng nó để đi săn.
Buổi chiều nọ, sau một trận cãi vả, Antoine Saverini đã bị giết chết một cách thảm khốc bằng một nhát dao của tên phản phúc Nicolas Ravolati, hắn đã trốn đi Sardinia ngay đêm đó.
Khi nhận thi thể con mình và nhờ người ta mang về, bà mẹ già của anh đã không khóc, nhưng bà đã ngồi bất động rất lâu, nhìn vào xác con, vòng cánh tay nhăn nheo qua xác con mình, bà thề sẽ trả mối thù này cho con. Bà không muốn có ai bên cạnh, bà nhốt mình trong nhà cùng với xác chết và với con chó buồn thảm. Con chó cứ tru lên mãi, nó đứng ở chân giường, đầu sục vào xác chủ, đuôi cụp xuống. Nó không buồn nhúc nhích, cả bà mẹ cũng thế, bà cúi xuống và nhìn sững vào xác con lặng lẽ chùi nước mắt.
Xác người thanh niên nằm ngửa, trong chiếc áo choàng dày bằng vải séc với một lỗ thủng ở phía trước, trông như đang ngủ; nhưng khắp nơi đều đầy máu; máu trên áo sơ mi bị xé phăng bởi lần cấp cứu vội vàng; trên áo choàng, trên chiếc quần chẽn, trên mặt anh, trên đôi tay. Máu bết dính đông cứng lại trên râu và tóc anh. http://aphim06.blogspot.com/
Subscribe to:
Posts (Atom)