Monday, November 4, 2013

xem phim Có thể thấy Thạch Lam

xem phim Có thể thấy Thạch Lam quả là người có con mắt tinh đời, nhìn thấu cái thần của văn Nguyên Hồng trong buổi đầu phát lộ. Cũng trong những năm 1939-1940 đó, trên báo Ngày Nay, Thạch Lam đã cho in những tiểu luận độc đáo về nghề văn, về phê bình, tiếp nhận văn chương - một loại hình nghệ thuật của ngôn từ. Về phê bình văn chương, Thạch Lam tâm huyết nhắc nhở: “Trong công việc, nhà phê bình phải lưu ý hơn đến những tác phẩm đầu tiên của một nhà văn. Phải cúi mình xuống những tác phẩm có biểu lộ một tâm hồn rung động, một ý chí sốt sắng. Tác phẩm có thể vụng về, có thể non nớt, như tiếng chim mới biết kêu. Nhưng cốt nhất là thấy ở đấy một vẻ sắc riêng, một âm điệu đặc biệt; cái già dặn của nét bút, cách xếp đặt của cuốn truyện rồi về sau sẽ có. Không thể nhầm được, và nhà phê bình cũng không có quyền nhầm, trong đó thế nào cũng có cái gì cho ta đoán biết được tài năng về sau này. Không có gì cảm động hơn những bước chân hãy còn chập chững của những người mới mẻ, bắt đầu đi vào các đường lối trí thức và của tâm hồn”. Trong một bài viết khác, khi bàn về tiểu thuyết, Thạch Lam có nhận xét thẳng thắn về sự nghèo nàn, hời hợt, nông nổi bề ngoài, thiếu sâu sắc, dồi dào của tiểu thuyết Việt Nam hồi bấy giờ, bởi trong những tác phẩm tự sự đó, nhà văn đã như người đi nhầm đường, không biết nhận ra, đi sâu khai thác cái của quý vô hạn là tâm hồn con người (tâm hồn tác giả, tâm hồn nhân vật), diễn tả nó ra, phân tích kỹ lưỡng và nghệ thuật những biểu hiện, thay đổi của tâm hồn trong đời sống phồn tạp của con người ta. Ông nhấn mạnh, cái mà văn học ta thiếu lúc này là nhận ra địa vị quan trọng của việc khám phá những bí mật của thế giới bên trong con người, bởi chỉ ở đây mới cho thấy nhà văn - qua công cụ ngôn ngữ đặc thù - đã nhìn sâu sắc vào cái phần không dễ thấy của con người, đồng thời cũng cho thấy bản lĩnh độc lập và tâm hồn thanh cao của người viết. Thạch Lam khẳng định: “Tài năng không phải ở cách xếp đặt các câu văn, xếp đặt cốt truyện cho có mạch lạc; cái thực tài của nhà văn nguồn gốc ở chính tâm hồn nhà văn; một nghệ sĩ phải có một tâm hồn phong phú

No comments:

Post a Comment